Kiến thức cơ bản cần tìm hiểu về phanh ABS

Ví dụ khi tài xế đạp ga tăng tốc trên đường trơn trượt, ở những đoạn vào cua, khi ga lớn làm bánh xe quay nhưng do đường trơn, bánh xe có hiện tượng trượt, không bám đường vì thế dù bánh xe quay nhưng lại không chạy theo hướng cần tới.
Những kiến thức trong bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn tất cả mọi thắc mắc về

1. Tác dụng của ABS là?


ABS (Anti-Lock Braking System) là hệ thống chống bó cứng phanh
ABS (Anti-Lock Braking System) là hệ thống chống bó cứng phanh, tức là khi tài xế đạp phanh gấp, mạnh có thể dẫn tới khóa cứng bánh xe (má phanh ôm chặt đĩa phanh) dẫn tới bánh không lăn mà trượt. Lúc này hệ thống ABS sẽ phát hiện tình huống và can thiệp vào chân phanh để nhấp-nhả liên tục sao cho bánh xe vừa có thể xoay theo hướng đánh lái vô-lăng của tài xế, đồng thời đủ lực phanh để dừng xe.

2. ABS làm tăng hay giảm quãng đường phanh?

ABS tác động vào chân phanh để nhấp-nhả liên tục nhằm giữ bánh đủ quay để lăn theo hướng đánh vô-lăng của tài xế, chứ ABS không có tác dụng làm giảm quãng đường phanh. Về nguyên lý, ABS không tác động đến lực phanh nên quãng đường phanh không giảm.


ABS tác động vào chân phanh để nhấp-nhả liên tục nhằm giữ bánh đủ quay để lăn theo hướng đánh vô-lăng của tài xế
Trong thực tế, ABS có thể làm quãng đường phanh tăng hoặc giảm khác nhau tùy vào mặt đường. Theo Cục an toàn giao thông Mỹ (NHTSA), có khi ABS giúp giảm quãng đường phanh với mặt đường khô thoáng sạch sẽ, nhưng với đường trơn trượt như tuyết, cỏ thì ABS có thể làm tăng quãng đường phanh.

3. Hệ thống ABS làm việc ở mọi tốc độ?

Người lái dễ nhận thấy ABS kích hoạt khi xe đi ở tốc độ cao và phanh gấp. Bởi vậy, nhiều người quan niệm rằng hệ thống chống bó cứng phanh chỉ làm việc ở tốc độ cao, đây là một quan điểm sai lầm. ABS sẽ làm việc khi bánh xe bị bó cứng hoặc có nguy cơ bó cứng, cho dù xe ở tốc độ nào.

4. ABS tích hợp trên những bánh xe nào?


công nghệ ABS hầu hết tích hợp trên cả 4 bánh của ôtô
Theo NHTSA (Cục an toàn giao thông đường bộ Mỹ), công nghệ ABS hầu hết tích hợp trên cả 4 bánh của ôtô, nhưng có những trường hợp chỉ tích hợp trên hai bánh, ví dụ ABS cầu sau trên các dòng bán tải, van, SUV.

5. Xe có ESC (cân bằng điện tử) chắc chắn có ABS?

Ở hệ thống cân bằng điện tử, tín hiệu từ các cảm biến gia tốc dọc, gia tốc ngang của thân xe, cảm biến tốc độ các bánh xe … được thu thập để xác định trạng thái chuyển động thực tế. Máy tính so sánh kết quả này với góc quay vô-lăng từ đó đưa ra các lệnh điều khiển phanh, hoặc giảm công suất động cơ, xe nhanh chóng được đưa về trạng thái theo đúng mong muốn của tài xế.


Bất kỳ xe nào có trang bị câng bằng điện từ thì hệ thống phanh đều trang bị ABS
Hệ thống cân bằng điện tử kết hợp chặt chẽ với hệ thống chống bó cứng phanh-ABS cho phép ESC phanh độc lập từng bánh xe riêng rẽ. Bất kỳ xe nào có trang bị câng bằng điện từ thì hệ thống phanh đều trang bị ABS, nhưng một xe có ABS chưa chắc đã có ESC.

6. Hệ thống ABS và TCS (chống trơn trượt) tác dụng như nhau?

TCS (Traction Control System) chống trượt bánh khi xe tăng tốc. Ví dụ khi tài xế đạp ga tăng tốc trên đường trơn trượt, ở những đoạn vào cua, khi ga lớn làm bánh xe quay nhưng do đường trơn, bánh xe có hiện tượng trượt, không bám đường vì thế dù bánh xe quay nhưng lại không chạy theo hướng cần tới. Khi đó TSC sẽ phát hiện tình trạng này, ECU điều khiển để phân bổ lại công suất giữa các bánh, giúp bánh xe bám đường trở lại.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *